Ngày 03/08/2024

Tim mạch học:

  • Bao gồm 02 phiên chính và 01 phiên thực hành siêu âm tim
  • Bao trùm những vấn đề “rất thời sự” và “rất thực hành” trong chuyên ngành tim và mạch máu mà quý đồng nghiệp không thể bỏ qua!

Phiên “Tim mạch học 2024: chúng ta đang ở đâu” sẽ bắt đầu từ 8:30 đến 10:00, với nội dung cập nhật những vấn đề tim mạch học trong các lĩnh vực: tim mạch can thiệp, phẫu thuật tim và nội tim mạch.

  • TS.BS Hồ Thượng Dũng – một chuyên gia đầu ngành tim mạch can thiệp – sẽ mở đầu phiên bằng bài báo cáo về những tiến bộ mang tính thay đổi trong diện mạo tim mạch can thiệp 2024
  • BS Bùi Minh Thành – trưởng khoa Phẫu thuật tim Bệnh viện Nhân dân Gia Định, một phẫu thuật viên tim và mạch máu dày dạn kinh nghiệm, sẽ giúp quý đồng nghiệp có cái nhìn sâu hơn về cách thức và kết quả xử trí phình-bóc tách động mạch chủ
  • BS Nguyễn Ngọc Thanh Vân – một chuyên gia về nghiên cứu suy tim, với nhiều công trình khoa học đã được công bố quốc tế, tiếp tục phiên bằng bài chia sẻ rất mang tính thực hành về các phương thức giúp áp dụng thành công hướng dẫn điều trị suy tim trong lâm sàng

BSCKII Lê Hoài Nam sẽ kết thúc phiên theo một cách không thể hoàn chỉnh hơn bằng bài báo cáo “Chủng ngừa ở bệnh nhân có bệnh lý tim mạch: bằng chứng lợi ích và kinh nghiệm

Tim mạch học:

  • Bao gồm 02 phiên chính và 01 phiên thực hành siêu âm tim
  • Bao trùm những vấn đề “rất thời sự” và “rất thực hành” trong chuyên ngành tim và mạch máu mà quý đồng nghiệp không thể bỏ qua!
  • Phiên “Đột tử do tim: từ dự phòng đến điều trị” bắt đầu từ 10:00 đến 11:30

    Đột tử do tim là một vấn đề rất thời sự trong chuyên ngành tim mạch học tại Việt Nam và trên thế giới. Đột tử do tim chiếm đến gần 50% tử vong do tim mạch, với đột tử có thể là biểu hiện đầu tiên của một bệnh lý tim mạch tiềm ẩn. Đặc biệt đối với bác sĩ cấp cứu và bác sĩ hồi sức, đột tử do tim thật sự là nỗi ám ảnh lớn trong đêm trực!

    Đến với phiên “Đột tử do tim”, quý đồng nghiệp sẽ có một cách nhìn tổng quan nhất từ dự phòng cho đến xử trí các trường hợp đột tử do tim.

    • Nguyên nhân đột tử do tim có đa dạng hay không? Đâu là giới hạn của các kỹ thuật hồi sức tim mạch chuyên sâu ở nhiều trường hợp ngừng tim ngoại viện được cứu sống tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định? sẽ được trả lời cụ thể trong bài báo cáo đầu tiên của ThS.BS Giang Minh Nhật – Phó trưởng khoa Hồi sức tim mạch
    • “Đột tử khi chạy marathon…”, “Đột tử khi chơi đá banh…”, “Đột tử khi đang học thể thao…” … là các tiêu đề báo chí rất được quan tâm trong thời gian gần đây. TS.BS Nguyễn Hoàng Hải sẽ đưa ra lời giải thích hoàn chỉnh nhất về đối tượng nào cần tầm soát nguy cơ đột tử do tim khi luyện tập thể thao và chúng ta sẽ tầm soát như thế nào.
    • BSCKII Nguyễn Đỗ Anh tiếp tục phiên đột tử do tim với quan điểm xử trí dựa trên khuyến cáo hiện hành và kinh nghiệm cá nhân về một nguyên nhân đột tử ngoại viện thường gặp nhất: Nhồi máu cơ tim cấp!
    • Đột tử cũng là nguyên nhân tử vong chính ở bệnh nhân suy tim. Với tần suất mới mắc suy tim được ghi nhận ngày càng nhiều trên thế giới và tại Việt Nam, PGS.TS.BS Hồ Huỳnh Quang Trí – phó chủ tịch Hội tim mạch học TP.HCM – sẽ kết thúc phiên bằng thông điệp “bệnh nhân suy tim sẽ được dự phòng tối ưu nguy cơ đột tử như thế nào?

Bệnh mạn tính là bệnh tiến triển kéo dài hoặc hay tái phát với thời gian bệnh từ 3 tháng trở lên, nhóm bệnh này không thể ngừa bằng vắc xin, không thể chữa khỏi hoàn toàn và cũng không tự biến mất, phần lớn là bệnh không lây nhiễm, Theo quy luật lão hóa, nguy cơ mắc các bệnh mạn tính sẽ tăng theo độ tuổi. Tuy nhiên, xu hướng trẻ hóa các bệnh mạn tính lại ngày càng gia tăng trên toàn cầu như một “đại dịch” nguy hiểm trong xã hội hiện đại ngày nay. Tại Việt Nam, các bệnh lý như ung thư, đái tháo đường, suy thận, béo phì, đôt quỵ, nhồi máu cơ tim, rối loạn chức năng đường tiêu hóa…trở nên thường gặp ở độ tuổi trước 50.

Nghiên cứu đăng trên tạp chí BMJ Oncology năm 2019, số ca mắc ung thư khởi phát sớm ở độ tuổi 15-49 tăng 79,12% so với năm 1990.  Một thống kê của Viện Tim mạch Việt Nam cho thấy từ năm 2000 đến nay, số người trên 25 tuổi bị cao huyết áp tăng 47% so với các thập niên trước. Theo thống kê 10 trung tâm đột quỵ trên toàn quốc ghi nhận 7,6% là người trẻ dưới 45 tuổi, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi trung bình tăng khoảng 2% mỗi năm. Hệ lụy vô cùng to lớn của “Đại dịch bệnh mạn tính ở người trẻ” làm giảm năng suất lao động, tăng nguy cơ tàn tật, giảm tuổi thọ và tăng gánh nặng cho hê thống y tế, nền kinh tế của đất nước và gia đình.

Nguyên nhân phần lớn do lối sống không lành mạnh như: stress kéo dài, rối loạn giấc ngủ, thiếu vận động thể lực; tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh thừa năng lượng, thừa chất bột đường, nhiều chất béo; ít tiêu thụ rau củ quả tươi; sử dụng nhiều rượu bia, nước giải khát có gaz, trà sữa… Bên cạnh đó còn có sự góp phần của những trào lưu ăn uống, tiệc tùng bên ngoài hàng quán thay cho kiểu ăn truyền thống gia đình, tinh trạng ô nhiễm môi trường, ngộ độc thực phẩm, sử dụng bừa bãi chất phụ gia, thuốc, chất kích thích…

Làm thế nào để đẩy lùi “Đại dịch bệnh mạn tính ở người trẻ” chúng ta cùng tham dự phiên hội thảo này, các chuyên gia đầu ngành về nội khoa, sản khoa sẽ đưa ra các giải pháp. Hãy cùng chúng tôi đồng hành, trong các kế hoạch dự phòng, chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các bạn trẻ ngay từ bây giờ trước khi quá muộn!

 

19008116
Contact